Giống cây nhãn lồng hưng yên

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hưng Yên

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hưng Yên
Nhãn là cây á nhiệt đới và nhiệt đới. Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấu khô hay đóng hộp. Nhãn muộn Hưng Yên là giống nhãn to ngon, ngọt, dễ sinh trưởng và cho năng suất cao hơn so với những giống nhãn khác. Được trồng nhiều ở Hưng Yên và hằng năm đây được xem là giải độc thận nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng nhãn muộn thì có thể tăng diện tích trồng nhãn muộn ở những vùng khác.
1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng chùm). Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao. Chon cây khỏe mạnh không sâu bệnh.
 
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Hầu như cây nhãn đều có thể trồng quanh năm. Nhưng cần chú ý nếu trồng vào mùa mưa thì phải thoát mước cho cây. Vì nếu mưa nhiều cây bị ngập nước và nghẹt rễ. Cây nhãn muộn được trồng theo hàng và cách nhau giữa các hàng là 6m. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m. Theo mật độ này thì có thể trồng 300 – 350 cây/ha.
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Làm sạch cỏ dại , Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.
4, Phân Bón Lót:
Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.
5, Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:
Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng. Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ. Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.

+ Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau.

+ Đợt 3: Khi cây ra hoa (đầu tháng 3), tỉa bỏ những chùm hoa bị bệnh. Đối với những cành cây có nhiều hoa cần tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ (có chiều dài < 10cm) và tỉa bỏ 1-3 nhánh hoa ở các đốt phía dưới (chỗ tiếp giáp với ngọn cành mẹ) đối với những chùm hoa quá to (> 20cm) khi chùm hoa dài 15-20cm, nụ hoa chưa hé nở, đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu.

+ Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (<10quả/cành) và những cành hè mọc quá dày.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:
– Cây 1 – 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 – 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 – 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới.

– Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 – 5kg loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc 20 – 20 – 15. Hàng năm lượng phân bón tăng dần cho mỗi gốc từ 0,4 – 0,5kgN; 0,1 – 0,2 kg P2O5; 0,3 – 0,5 kg K2O bón vào các giai đoạn sau:
+ Trước khi ra hoa
+ Khi trái có đường kính 1cm, bông dài được 5 – 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100g/gốc giúp nuôi bông.

+ Trước thu hoạch 1 tháng
+ Ngay sau thu hoạch ở lần bón sau thu hoạch nên bón thêm 10 – 20kg phân chuồng hoai cho mỗi gốc, tưới thâm phân cá, phân ruốc … sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, để cây mau hồi phục sau thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng độ lớn của trái cần phun thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix, AC, Agrostim … cách nhau 15 – 20 ngày/lần. Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vòng quanh và cách gốc cây 1 – 1,5m, cho phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới. Hoặc dùng cào 3 răng cào nhẹ đều trên mặt đất theo tán cây rồi rãi phân, tưới nước (cào cách gốc 1 – 1,5m). Cần lưu ý là không nên bón phân trước mùa lũ đến, phải cắt phân trước khi lũ về ít nhất là 1 tháng vì bón phân muộn, rễ còn non ngập nước dễ bị hư thối gây chết cây.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:
+ Bọ xít nhãn: Chúng xuất hiện từ tháng 2 – 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 – 6. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc Trebon 0,15 – 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1.

+ Rệp hại hoa và qủa non: Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, ban đầu rệp thường xuất hiện rải rác trên một vài cành hoặc một vài cây trong vườn sau đó mới lan rộng ra. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thui hoa quả. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học như: Sherpa 0,2 – 0,3%, Trebon 0,15 – 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 – 7 ngày.

+ Câu cấu ăn lá: Hại lá, cành, quả non, Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 40EC nồng độ 0,25%

+ Bệnh tổ rồng: Xuất hiện ở chồi non, chùm hoa làm cho lá non, hoa xoăn lại. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt.

+ Bệnh sương mai: Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học để phun phòng: Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 – 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò và phun lần.

+ Bệnh xém mép lá: Đầu và mép phiến lá có mầu xám trắng và khô, sau đó sẽ bị rách. Có thể sử dụng các loại thuốc: Zineb 0,4%, VibenC 0,3%, Score 0,05%, Daconil phun khi bệnh mới xuất hiện, phun lại lần hai cách lần đầu 1 – 2 tuần.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:
Thu hoạch: khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu nâu vàng, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn. Độ Brix đạt 19-21% tuỳ vào từng giống. – Yêu cầu ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều. * Kỹ thuật khi thu hái: Dùng kéo cát chum quả, khi cắt chùm quả không kèm lá. Bảo quản: Quả sau khi hái đưa vào chỗ râm mát, xếp quả vào sọt hoặc bao bì có thành cứng lót lá hoặc rơm rạ chuyển đến địa điểm tập trung. Khi xếp vào sọt, xếp quả quay ra xung quanh thành sọt, cuống quả chụm vào giữa tạo khe trống thoáng khí https://phongkhamjkvietnam.vn/giai-doc-than-hieu-qua/.

Sản Phẩm Liên Quan

Cây kem bơ

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây ổi dứa newzilan

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Giống cây nhãn tím

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây trà là cảnh

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây vạn tuế

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây đại

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây ngâu

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây cỏ nhung nhật

Giá bán lẻ: Liên Hệ

Cây kè bạc

Giá bán lẻ: Liên Hệ