Kỹ thuật trồng cây Hồng Giòn
+ Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn.
+ Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 – 1000 cây/ha (2,5 – 3 x 5m).
Bọ cánh cứng: xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng làm chậm sinh trưởng. Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo.
Ruồi đục quả: Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả. Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả. Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7 – 8 – 9.
Cách phòng: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.